Tôi gọi là em thưa, tôi hẹn là em
đồng ý, tôi đọc thơ là em rung
động. Em chính là mùa thu của
đời tôi.
Nghe lão tả như đọc thơ, tôi đủ
hiểu lão là kẻ mộng mơ lãng
mạn. Tôi bảo: “Mùa thu đẹp
nhưng buồn. Đời người cũng
vậy ”. Lão bảo: “Đừng ví với đời
người, hãy ví với tình người” .
Rồi lão than thở: “Tìm đâu được
người con gái tính tình như mùa
thu trên trái đất này đây?”. Tôi
đang nhấp ly cà phê màbật ho
sặc sụa vì buồn cười.
Tuổi lão giờ ngoài 50 mùa lá
rụng – cái tuổi đã đứng bóng xế
chiều mà cònkén người tình dịu
dàng như mùa thu thì… xuống
lỗ mà tìm. Lão hỏi tôi cười gì?
Tôi bảo cười cái tính già kén của
lão. Lão nghiêm mặt bảo: “ Tôi
không phải vô duyên đến mức
không có ai yêu. Có khi còn
nhiều đằng khác. Các em sinh
viên sán vào thầy như điếu
đổnhưng tôi không màng. Một là
vì chúng đáng tuổi con mình,
yêu chúng là vô đạo. Hai là
chúng thực dụng và vô cảm
nhưng lại quá tự tin” . Chia tay
lão, tôi chỉ biết khuyên: Hãy đợi
đấy.
Từ hôm ngồi uống cà phê với
lão đến nay đã gần 2 tháng, lão
đi đâu biệt tin tức. Bỗng nhiên
hôm nay lại gọi điện cho tôi: “Em
à? Chiều nay đi uống cà phê
nhé” . Tôi bảo: “ Đi ăn tối luôn
cho tiện vì đằng nào 2 người
cũng cô đơn, về nhà phải ăn một
mình” . Lão cười haha rất đồng
tình: “Phụ nữ các em bao giờ
cũng chuẩn mực”.
Tôi và lão trước là đồng nghiệp
cùng trường. Bấy giờ lão là Hiệu
trưởng, còn tôi là giáo viên từ
miền núi trở về. Hôm chuyển về,
đọc hồ sơ của tôi, lão gật gù nói
một mình: “Dạy giỏi thế này mà
chưa có chồng” . Tôi thấy lời lão
chẳng liên quan gì đến chuyên
môn giảng dạy và có phần xúc
phạm nên tôi tím mặt không nói
gì. Thấy thếlão cười ha ha bảo:
“Yêu nghề quá cònthời gian đâu
mà yêu người”. Rồi lão khuyên:
“Tuổi cô đã sang mùa hè, vài
năm nữa vào mùa thu. Không
tranh thủ kiếm tấm chồng thì
gay” . Tức quá tôi đành hỏi
thẳng: “Tóm lại anh có nhận tôi
không?” . Lão nói một câu khiến
tôi chán nản: “ Đành phải nhận
nhưng giá cô là giáo viên Văn thì
tốt vìtrường đang thiếu giáo
viên Văn” .
Hôm sau tôi hỏi một chị giáo
viên tổ Văn về việc thiếu giáo
viên, chị ấy bảo: “Lão Hoạch điêu
đấy, tổ Văn đang thừagiáo viên.
Nhưng lão luôn bảo thiếu, ý nói
chúng tôi chưa xứng là giáo viên
dạy văn. Có lần cả tổ phản đối vì
bị xúcphạm nhưng lão là Hiệu
trưởng, lão bảo đã dự nhiều giờ
văn, chẳng thấy ai giảng tâm
huyết và có hồn, vì thế mà học
sinh trường này ghét học văn”.
Từ hôm đó tôi gờm gờm lão. Chỉ
sợ lãolại nhảy bổ vào giờ toán
của mình rồi phán không xứng
là giáo viên dạy toán thì căng
thẳng.
Một buổi chiều trường đã tan
hết, tôi về muộn, thấy Hiệu
trưởng vẫn cắm cúi làm việc, tôi
nhắc: “Tối rồi, anh về kẻo vợ con
lại đợi cơm” . Lão nhìn tôi có vẻ
tức tối, bảo: “Cô mới về mà đã
biết châm chọc tôi” . Tôi cãi: “
Sao anh nói thế? Em nói thật
tình chứ không cóý gì” . Lão
bảo: “ Tôi cũng giống cô, chẳng
có ai đợi cơm nên mới ở trường
vào giờ này”. Tôi hiểu ra thấy áy
náy và thương lão. Tôi bảo: “
Nếu không ngại thì từ mai em
nấu cơm chiều, hai anh em cùng
ăn”. Lão đồng ý.
Khi lão đọc thơ tặng tôi, tôi chỉ
biết run rẩy trong niềm hạnh
phúc (Ảnh minh họa)
Từ hôm đó, tôi và lão cùng ăn
bữa chiều tại nhà tôi. Trong các
bữa ăn, lãotoàn nói chuyện thơ
văn và đọc thơ. Nhưng bỗng
nhiên một tuần sau, tin tôi và lão
yêu nhau lan ra khắp trường. Có
kẻ còn khắc tên lão lồng vào tên
tôi ở cột cờ giữa sân trường.
Lão bực lắm. Nhằm đúng hôm
họp Hội đồng, lão dành hẳn nửa
giờ để thanh minh rằng quan hệ
của lão và tôi chỉ làquan hệ đồng
nghiệp, là bạn tâm giao.Việc
thanh minh của lão đã vớ vẩn,
nhưng còn vớ vẩn và nực cười
hơn khi lão tuyên ngôn: “Tôi
chưa có ý định hôn nhân ở tuổi
này” . Một tay giáo viên chọc lão:
“ Tuổi thầy đã chớm thu rồi, thầy
định lấy vợ vào mùa đông của
cuộc đời ư?” . Chẳng ngờ lão
bảo: “Thế cũng chẳng sao, miễn
là tìm được một người lý tưởng
cho mình”. Cả trường từ hôm đó
gọi lão là Hoạch hâm. Tất nhiên
là gọi sau lưng lão.
Rồi đến một ngày kia, tự nhiên
lão Hoạch chỉ đạo cho tổ trưởng
tổ Văn: “Hãy xếp giờ cho tôi vào
giảng văn bàiThu điếu của
Nguyễn Khuyến”. Tổ trưởng tổ
Văn không đồng ý: “Anh có
chuyên môn vật lý, anh dạy văn
là vô nguyên tắc”. Lão bảo: “Tôi
là hiệu trưởng, tôi có quyền” . Tổ
trưởng tổ Văn không cản nữa,
cứ để cho lão vào dạy. Chẳng
ngờ lão giảng quá hay, họctrò
cứ há hốc mồm ra nghe. Lão còn
ca ngợi mùa Thu của trời đất
quê Việt khiến bọn trò thấy yêu
quê hương, đất nước vô cùng.
Nhưng cũng chẳng ngờ, ngay
sau đó tổ Văn đã có đơn lên Sở
tố cáo lão sai nguyên tắc, vi
phạm chuyên môn. Thanh tra về
làm việc. Một tháng sau lão
xuống chức và đẩy đi trường
khác. Ngày ra đi, lão đến ăn với
tôi bữa cơm và khuyên: “Em lấy
chồng đi kẻo heo may sắp về
rồi”. Tôi cười: “Cứ vào thu cho
nó đàng hoàng” . Lão bảo: “
Đừng đùa, tuổi phụ nữ vào thu
là hết mọi khát vọng. Khó lắm”.
Rồi lão ra đi. Một năm sau, tôi
được tinlão đã về giảng ở một
trường Cao đẳng. Lão yêu một
cô giáo viên dạy Văn nhưng rồi
mối tình đã kết thúc chóng vánh.
Một ngày lão gọi điện cho tôi: “
Hạnh ơi. Khéo mùa thu sẽ qua
mất, tôi chẳng níu giữ được gì” .
Tôi cảnh cáo: “Cho anh chết. Già
kén kẹn hom”.
Và rồi cách đây 2 tháng chúng
tôi đã gặp nhau cùng ngồi uống
cà phê. Lão hỏi tôi: “Sao không
kiếm được ai à?” . Tôi nói đùa:
“Anh còn chẳng kiếm được ai
nữa là em” . Hắn bảo tìm được
người rồi. Tuổi đang độ heo
may nhưng còn xem người ấy
thế nào. Và tôi đã bảo cái câu:
“Hãy đợi đấy”.
Chiều nay đúng như đã hẹn,
chúng tôi gặp nhau và đi ăn ở
một nhà hàng. Lão đọc một câu
thơ về mùa thu rất vu vơ: “ Mùa
thu với tiết heo may/ Để cho ta
muốn cầm tay một người/ Và
trong ánh mắt nụ cười/ Cứ
mong người đó làngười thương
ta”. Tôi hỏi: “Thơ tặng ai đấy?”.
Lão tỉnh bơ: “ Tặng em. Từ ngày
gặp nhau, tôi đã viết đến trăm
bài thơ tình, đã đọc tặng em
nhưng em hình như vô cảm. Tôi
đã buồn, đã thất vọng. Nhưng
đến giờ thì hy vọng lại lóe lên.
Bởi tôi gọi là em thưa, tôi hẹn là
em đồng ý, tôi đọc thơ là em
rung động. Em chính là mùa thu
của đời tôi. Em ưng không?”.
Lúc đó, tôi chỉ biết run rẩy trong
niềm hạnh phúc. Nói thật là tôi
đã cảm tình với lão từ cái ngày
lão nhận tôi về trường năm ấy
và tôi đã thật lòng thương lão từ
hôm lão xách cặp rời khỏi mái
trường có tôi ở lại.